• Gợi ý từ khóa:
  • Chống thấm , Phụ gia bê tông , Vữa không co ngót , Keo dán gạch ..

Quy trình thi công xử lý nứt bê tông


PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỨT BÊ TÔNG

 

PHƯƠNG PHÁP ĐƯA RA QUY TRÌNH THI CÔNG

CHO SẢN PHẨM SIKADUR 731 , SIKADUR 752

VÀ MÁY BƠM ÁP LỰC SL-500

I.      GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:

  • SIKADUR 752: Là dung dịch gốc epoxy hai thành phần có cường độ cao, độ nhớt thấp, thẩm thấu cao, khi khô cứng không co rút. Sau khi trộn, sản phẩm được bơm vào các lỗ hổng và các vết nứt trong bê tông để gia cố, hàn gắn và cường hóa các phiến bê tông, vữa cũ và mới.
  • SIKADUR 731: Là một loại vữa sửa chữa và chất kết dính 2 thành phần không dung môi, là sự kết hợp giữa nhựa epoxy và chất trám có cường độ cao được chọn lọc để gia cố bề mặt hư hỏng, gia cố mối nối và trám các vết nứt.
  • SL-500: Là máy bơm áp lực dạng piston với áp lực tối đa 500kg/cm2 dễ sử dụng và dễ vận chuyển. Dưới áp lực này, vật liệu sẽ thẩu thấu sâu vào những khe nhỏ, những khoảng hở li ti do vết nứt hoặc tách lớp gây ra để hàn gắn những phiến bê tông, vữa cũ và mới.

II.   BIỆN PHÁP THI CÔNG CHO ĐƯỜNG NỨT :

  1. Chuẩn bị mặt bằng:
  • Công tác tập kết vật tư thiết bị đến công trình phải được chuẩn bị trước khi tiến hành thi công xử lý. Vật tư được tập kết đầy đủ đúng nơi vị trí quy định.
  • Dùng phấn màu để đánh dấu và định vị khu vực bị nứt.
  • Tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông (vị trí vết nứt cần được bơm keo Epoxy), sử dụng máy mài hoặc bàn chải sắt vệ sinh thật kỹ bề mặt. Công tác vệ sinh phải được tiến hành kỹ, không để bề mặt bám dính chất dầu mỡ...
  • Xác định lại vị trí và khoảng cách cần đặt kim bơm keo Epoxy.
  • Xem hình minh họa bên dưới.

 

  1. Thi công:

2.1.         Công tác lắp đặt ti

Kiểm tra vị trí nứt.

Khoan một góc 450 vào vị trí cách  vết nứt 2,5cm-3,5cm và cách khoảng giữa các vị trí lỗ ti khoảng từ 15cm-20cm, phải luôn đảm bảo các vị trí lỗ khoan phải so le để đạt hiệu quả bơm cao nhất.

Lắp kim (van một chiều) vào lỗ khoan.

Dùng phấn hoặc bút mực đanh dấu từng vị trí cần bơm. Độ sâu của lỗ khoan phụ thuộc từng vị trí và cấu tạo của kế cấu bê tông, thông thường từ 20-25cm, đường kính lỗ khoan phải khớp với đường kính đầu vòi bơm (D14mm).

  • Lắp ti vào lỗ khoan
  • Xiết chặt đầu kim.

2.2.         Công tác gia cường vết nứt

  • Trộn thành phần cơ bản A và thành phần đông cứng B của SIKADUR 731 với tỉ lệ 4:1
  • Dùng bay lá trám SIKADUR 731 gia cố xung quanh đầu ti và dọc theo khe nứt.
  • Tiến hành kiểm tra để đảm bảo đầu ti và đường nứt được trám kín.

2.3.         Thi công bơm nứt

  • Công tác bơm nứt chỉ được tiến hành khi SIKADUR 731 gia cố đã hoàn toàn khô.
  • Pha trộn SIKADUR 752: Đổ thành phần đông cứng A vào thành phần nhựa B theo tỉ lệ 2:1, sau đó dùng máy khoan tốc độ chậm đánh để đảm bảo vật liệu được đồng nhất.
  • Đổ hỗn hợp vào bình nguyên liệu sau đó khởi động máy và tiến hành bơm.
  • Tăng áp từ từ cho đến khi máy bơm đạt đủ áp và Epoxy trào ra xung quanh vị trí gia cường vết nứt bằng SIKADUR 731 thì ngừng bơm.

2.4.         Kiểm tra và hoàn thiện

  • Sau khi lượng keo đã được bơm hết vào trong vết nứt và đã hoàn toàn khô cứng, tiến hành tháo bỏ và trám lại lỗ ti.
  • Dùng máy mài cầm tay để loại bỏ Epoxy SIKADUR 731 gia cố. Sau khi kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu, tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng.
0
Keo Chống Thấm back to top