Sika 590 là màng chống thấm thi công lỏng, 1 thành phần, gốc PU-Arcylic phân tán, cải thiện khả năng kháng lại sự đọng nước, kháng tia UV tuyệt hảo, khả năng phủ vết nứt tốt và có tính thẩm mỹ cao.
Ứng dụng của Sika 590
Giải pháp chống thấm cho các dự án xây mới hoặc cải tạo
Cho các mái với các chi tiết và hình dạng phức tạp hoặc khi sự tiếp cận hạn chế
Giải pháp tiết kiệm để kéo dài tuổi thọ của mái thiết bị thấm dột
Lớp phủ phạn xả ánh sáng mặt trời giúp tiết kiệm năng lượng để làm mát
Ưu điểm Sika 590
Làm việc tốt trong điều kiện đọng nước hạn chế
Kháng tia UV, ố màu và phong hóa
Độ đàn hồi cao và khả năng phủ vết nứt tốt
Không độc, hàm lượng VOC tuân thủ yêu cầu cho lớp sơn phủ gốc nước
1 thành phần, sử dụng được ngay
Tạo lớp màng chống thấm không mối nối
Dễ dàng thi công
Thông tin về sản phẩm Sika 590
– Gốc hoá học: Polyurethane-Acrylic cải tiến phân tán
– Đóng gói: Thùng nhựa 20kg
– Màu sắc: Trắng và Xám
– Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất nếu được trữ đúng cách trong thùng còn nguyên vẹn, chưa mở.
– Điều kiện lưu trữ: Điều kiện khô ráo, nhiệt độ từ +5 độ C đến +30 độ C.
– Tỉ trọng: ~1.32 kg/L (ở +30 °C) (EN ISO 2811-1)
– Hàm lượng chất rắn: ~63 % theo khối lượng
Hướng dẫn thi công Sika 590
- Chuẩn bị bề mặt thi công
Bề mặt bê tông, xi măng:
– Bề mặt bê tông phải đạt 28 ngày tuổi và đạt cường độ bám dính tối thiểu là ≥ 1.5 N/mm2.
– Bề mặt xi măng hoặc gốc vô cơ nên được chuẩn bị bằng biện pháp cơ học như sử dụng máy bắn nhám hay máy mài để loại bỏ bột xi măng và đạt được mặt nền nhám hoàn toàn.
– Các thành phần dễ bong tróc và bê tông yếu phải được loại bỏ hoàn toàn, các khuyết tật trên bề mặt như lỗ rỗ, lỗ rỗng phải được lộ thiên hoàn toàn.
– Tiến hành sửa chữa bề mặt như trám trét các khe, các lỗ rỗ, lỗ rỗng, làm phẳng bề mặt phải được thực hiện bằng các dòng sản phẩm thích hợp như: Sikaflex, Sikafloor, Sikadur, SikaGard.
– Các điểm gồ ghề phải được mài phẳng. Sự thoát khí từ nền bê tông là hiện tượng tự nhiên và sẽ làm xuất hiện bọt khí trên bề mặt lớp phủ thi công lên trên đó. Cần phải sử dụng lớp lót để ngăn chặn sự thoát khí và tránh hiện tượng bọt khí trên các bề mặt xốp và các bề mặt gốc xi măng. Theo đó, nên thi công lớp lót vào lúc chiều muộn hoặc buổi tối.
– Thi công lớp lót và luôn luôn thi công hệ thống gia cường toàn bộ.
Bề mặt tấm màng bitumen:
Đảm bảo rằng tấm màng bitum được cố định chắc chắn lên bề mặt nền. Bề mặt tấm màng bitumen không
bị hư hại quá nghiêm trọng. Luôn luôn quét lót và thi công hệ thống gia cường toàn bộ.
Bề mặt lớp sơn phủ gốc bitum:
Bề mặt sơn phủ gốc bitum không được nhiễm các thành phần dễ bong tróc, lớp phủ bay hơi, lớp phủ gốc than đá. Luôn luôn quét lót và thi công hệ thống gia cường toàn bộ.
Bề mặt kim loại:
Bề mặt kim loại phải đặc chắc. Mài bề mặt lộ thiên để làm sáng bề mặt. Thi công gia cường cho các vít và mối
nối.
- Trộn Sikalastic 590 theo đúng kỹ thuật
Trước khi thi công khuấy đều Sikalastic®-590 trong khoảng 1 phút để đạt được vật liệu đồng nhất. Trộn quá lâu sẽ gây ra sự cuốn khí.
- Chi tiết cách thi công sơn chống thấm sikalastic 590
Sơn lót
– Lớp lót phải khô trước khi thi công lớp phủ Sikalastic – 590. Trộn Sikalastic -590 với 10 % nước sạch theo khối lượng để làm lớp lót. Định mức thi công khoảng 0.3 kg/m2. Những khu vực dễ bị hư hại (ví dụ khung cửa) phải được dán bảo vệ bằng băng keo.
– Luôn luôn thi công các chi tiết trước, sau đó đến các bề mặt nằm ngang. Thực hiện theo trình tự như trên với hệ thống gia cường.
Hệ thống phủ
Thi công lớp Sikalastic®-590 và duy trì bề mặt ướt ở vị trí biên của màng trong lúc thi công để đảm bảo không có mối nối trên bề mặt hoàn thiện. Khi lớp phủ Sikalastic®-590 thứ nhất đã khô (xem bảng thời gian chờ giữa các lớp phủ), thi công lớp Sikalastic®-590 thứ hai.
Hệ thống gia cường
Thi công lớp phủ thứ nhất Sikalastic®-590 và duy trì bề mặt ướt ở vị trí biên của màng trong lúc thi công để đảm bảo không có mối nối trên bề mặt hoàn thiện.
Trải tấm lưới sợi gia cường Sika Reemat Premium ra, chiều dài đoạn chồng mí là 5 cm. Sau đó lăn bằng ru lô lên trên tấm lưới sợi gia cường. Việc lăn bằng rulô có thể cần thêm một chút vật liệu (nhưng không đáng kể) để làm ướt tấm lưới sợi gia cường.
Khi lớp Sikalastic- 590 thứ nhất đã khô (xem bảng thời gian chờ giữa các
lớp phủ), thi công lớp phủ Sikalastic-590 thứ hai.
- Vệ sinh dụng cụ sau khi thi công xong
Vệ sinh toàn bộ dụng cụ và thiết bị thi công bằng nước ngay sau khi thi công. Vật liệu đã khô cứng chỉ có thể loại bỏ bằng các biện pháp cơ học.
Những giới hạn khi sử dụng Sikalastic 590
Sikalastic -590 có thể thi công được cho các mái bị đọng nước trong thời gian ngắn.
Bề mặt mái nên có độ dốc là 1 %. (tùy thuộc vào mặt bằng mái và hệ thống thoát nước, độ dốc tối thiểu của bề mặt mái là 0.5 %).
Bảo vệ màng Sikalastic®-590 mới thi công trong tối thiểu 24 giờ để đạt được khả năng kháng lại sư đọng nước tốt nhất.
Không thi công Sikalastic®-590 lên các bề mặt nền có độ ẩm đang tăng.
Luôn luôn thi công khi điều kiện môi trường và nhiệt độ giảm. Nếu thi công trong khi nhiệt độ đang tăng có thể xuất hiện hiện tượng bọt khí.
Đảm bảo nhiệt độ không xuống dưới 15 °C và độ ẩm tương đối không vượt quá 80 % cho đến khi vật liệu khô cứng hoàn toàn.
Đảm bảo rằng Sikalastic®-590 khô hoàn toàn và bề mặt không bị bọt khí trước khi thi công lớp phủ hoàn thiện.
Không được để đọng nước trong khi thi công giữa 2 lớp hoặc cho đến khi bề mặt màng khô hoàn toàn. Phải quét hoặc thấm nước bề mặt trong thời gian này.
Ở khu vực thời tiết lạnh, không nên thi công Sikalastic®-590 trên mái bị đọng nước mà sau đó xuất hiện hiện tượng băng giá. Nếu không bề mặt nề phải có độ dốc trên 3% hoặc phải có các biện pháp phòng ngừa thích hợp khác.
Không thi công Sikalastic®-590 trực tiếp lên các tấm cách nhiệt. Thay vào đó phải sử dụng lớp màng ngăn
cách giữa tấm cách nhiệt và Sikalastic®-590.
Không khuyến cáo sử dụng Sikalastic®-590 thi công cho các khu vực đi bộ. Trong trường hợp không thể tránh khỏi việc này thì cần phải có các vật liệu che phủ bảo vệ ví dụ như gạch, tấm phiến đá hoặc các tấm gỗ.